Gia đình có thêm thành viên mới là một bước ngoặt lớn đối với bất cứ đứa trẻ nào. Tâm lý của trẻ khi có em có thể thay đổi đặc biệt dù trước đó bé rất háo hức và tỏ ra hứng khởi. Mẹ cần hiểu và nắm rõ tâm lý cũng như những thay đổi dù rất nhỏ trong cách ứng xử, hành động của trẻ để kịp thời phát hiện, dành thời gian bên con nhằm tránh's cảm giác bị bỏ rơi.
Gia đình có thêm thành viên mới là một bước ngoặt lớn đối với bất cứ đứa trẻ nào (Ảnh minh họa)
Chị Cat Bowen, một bà mẹ khiếm thính chia sẻ về cậu con trai mới 2 tuổi của mình và những thay đổi tâm lý của con mà chính bản thân chị cũng vô tình's bỏ qua. "Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý rất kĩ cho con từ việc thông báo cho con biết mẹ sắp sinh thêm em bé, giải thích mọi việc cho con khi nhà có thêm thành viên sẽ ồn ào và mẹ cần dành nhiều thời gian cho em bé mới sinh như thế nào, nhưng tôi không thể nghĩ rằng cậu con lớn lại trở nên bướng bỉnh và cáu giận đến vậy chẳng hạn như con nhất quyết không chịu lên xe nếu mẹ đặt em vào ngồi trước. Tôi không biết rằng những hành vi này có thể là biểu hiện của sự ghen tị với em", người mẹ chia sẻ.
Bà Caroline Artley, chuyên gia, cố vấn về các vấn đề gia đình tại bang Maryland, Hoa Kỳ cho hay: "Bất kì sự thay đổi nào trong hành vi bình thường hàng ngày đều chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề. Đó không chỉ là những hành động điển hình, dễ phát hiện mà còn bao gồm cả những hành vi, sự thay đổi rất nhỏ khó phát hiện như giấu đồ chơi của em vào trong tủ đồ". Phần lớn cha mẹ thường chỉ chú ý tới những biểu hiện thay đổi của trẻ như dễ cáu kỉnh, khóc lóc, hung hăng, chống đối, la hét mà lại bỏ qua cảm giác và hành vi biểu hiện sự ghen tị của con trẻ đối với em nhỏ.
Một trong những cách trẻ phản ứng với việc có thêm một thành viên mới trong nhà đó là làm một số hành động mà bé đã trải qua khi còn nhỏ, thậm chí đòi ngồi ghế hoặc xe của em, đòi mặc tã hay uống sữa bằng bình. Đơn giản là vì trẻ đang muốn thu hút sự chú ý của mẹ, đặc biệt khi thấy mẹ chăm sóc và thay tã cho em bé. Trẻ nhận ra điều gì đang thu hút mẹ và sẽ liên tục chen ngang để được mẹ chú ý đến. Chị Cat cũng phát hiện ra cậu con trai ghen với em bằng cách hờn dỗi và liên tục bám mẹ, luôn tìm cách chen ngang khi mẹ đang chăm em.
Tâm lý trẻ khi có em có lẽ không phải là câu chuyện gì quá to lớn nếu như người lớn chúng ta không phát hiện ra rằng đằng sau sự thay tính đổi nết ấy của trẻ chính là việc bố mẹ chưa hiểu con, cũng như chưa chuẩn bị sẵn sàng cho con một tâm lý ổn định trước những thay đổi lớn có thể nói là bước ngoặt mà trẻ đối mặt.
Cha mẹ cần lưu ý tới những thay đổi nhỏ nhất chứ không chỉ những biểu hiện điển hình lớn khi nhà có thêm em bé (Ảnh minh họa)
Để trẻ cảm thấy mình quan's trọng và gắn bó với em hơn, mẹ hãy lưu ý và quan's tâm hơn những biến đổi trong hành vi và tâm lý của con, dù chỉ là nhỏ nhất. Ngoài ra, những việc làm cụ thể sau đây cũng sẽ giúp cải thiện tình's hình và làm cho trẻ tích cực hơn:
- Giao cho trẻ những công việc đặc biệt: chẳng hạn như giúp mẹ tắm cho em, lấy tã, quần áo mới cho em, giúp mẹ dỗ em khi em khóc…
- Cùng mẹ trông em
- Hỏi ý kiến của trẻ
- Dành thời gian ở bên, lắng nghe và chia sẻ cảm xúc cùng trẻ
- Khen ngợi nếu trẻ có hành vi tốt
- Giải thích rõ ràng, đặt ra quy tắc liên quan's đến những hành vi không tốt như đánh em, gào hét
Tâm lý trẻ khi có em có thể xem là một trong những tình's trạng tâm lý khá phức tạp, mà đôi khi bố mẹ không thực sự hiểu hết hay có thể lường trước được. Nhưng chỉ cần sự tinh tế và khéo léo, cha mẹ có thể khiến cho việc trẻ có em mới thực sự trở thành một ký ức tốt đẹp, một khoảng thời gian tuyệt vời con trải qua, với tâm lý ổn định và trạng thái thực sự yên bình.
Cat Bowen là một người mẹ bị khiếm thính, chuyên viết bài cho các trang báo về nội dung gia đình, mẹ và bé. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng và tiếng Anh, cô tiếp tục sở thích viết lách và ở nhà làm công việc nội trợ, chăm sóc 2 con nhỏ.
Nguồn: Romper, Whattoexpect
Nguồn: afamily .vn
0 Nhận xét