Chăm sóc em bé mới thấy sự khó khăn, đặc biệt là đối với những ai làm cha mẹ lần đầu. Một trong số đó là những câu hỏi khó giải đáp khi các mẹ cho con bú bình. Chúng ta có thể đã nghe nhiều điều liên quan's đến chủ đề này như: Bú bình có thực sự dẫn đến nhầm lẫn núm vú? Mẹ sẽ giảm sữa nếu quyết định cho con bú bình? Em bé sẽ ít tình's cảm với mẹ nếu bú bình?
Có vấn đề gì khi cho trẻ bú bình không?
Có một số vấn đề nhưng nếu trẻ không bú bình thì sẽ khó biết những gì hiệu quả nhất cho bé. Theo bác sĩ Aidelenn Wong-Bajandi, người sáng lập ra Tổ hợp thức ăn hỗn hợp PH, cho biết hiện nay có những bình cho trẻ được sáng tạo với các tính năng chống đau bụng và có hoặc được thiết kế để giúp giảm thiểu bọt khí. Bố mẹ có thể bắt đầu với các bình có núm ti chảy chậm.
Cô Kath - một thành viên của tổ chức trên nhận xét: "Trẻ nhỏ cần được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn khi bú bình. Bố mẹ chính là người hướng dẫn cho trẻ".
Nhiều mẹ được khuyên nên mua những bình sữa có cùng nhãn hiệu với máy hút sữa để có những cách kết nối trực tiếp với bình sữa.
Liệu bú bình có gây đau bụng?
Phòng khám Mayo nhận định đau bụng là nguyên's nhân's gây ra tiếng khóc thường xuyên, kéo dài và dữ dội hoặc quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Trong khi không có nguyên's nhân's cụ thể gây đau bụng, có nhiều yếu tố được cho là dẫn đến đau bụng ở trẻ cha mẹ cần chú ý đó là trẻ bị kích thích, trào ngược axit và hệ's thống thần kinh kém phát triển.
Phản ứng dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức cũng có thể gây đau bụng, vì vậy một số cha mẹ cho rằng việc cho trẻ uống sữa công thức có thể gây ra đau bụng. Theo bác sĩ Wong-Bajandi, điều đó thực sự có thể xảy ra, nhưng tình's trạng này cũng có thể xảy ra với trẻ bú mẹ.
Cơn đau bụng xảy ra khi có không khí bị mắc kẹt bên trong đường tiêu hóa của em bé. Hiện tượng này phổ biến cho cả khi bé bú mẹ và bú bình.
Nếu mẹ đang dự tính chuyển sang bú bình nhưng lo ngại rằng nó có thể khiến trẻ bị đau bụng, điều tốt nhất nên làm là hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Có phải chỉ có thể sử dụng bình sữa khi cho bé uống sữa công thức?
Mặc dù việc sử dụng bình sữa khi cho trẻ bú sữa công thức là phổ biến hơn, nhưng mẹ không nên hạn chế chỉ cho trẻ bú bình. Các chuyên gia sức khỏe nhi khoa cho rằng điều quan's trọng là mẹ nên bắt đầu cai sữa bình cho con từ cuối năm đầu tiên. Mẹ càng chờ đợi lâu trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi, trẻ càng gắn bó với việc bú bình, khiến việc cai sữa bình trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Bác sĩ Wong-Bajandi cho rằng bố mẹ cũng có thể sử dụng cốc khi cho trẻ uống sữa công thức. Bố mẹ có thể sử dụng cốc có nắp, vòi và tay's cầm để bé có thể tự cầm giữ khi uống và bố mẹ nên giới thiệu phương pháp mới này dần dần, bắt đầu với 1 lần/ ngày cho đến khi cuối cùng, bé trở nên quen với việc sử dụng cốc hơn là bú bình.
Bé bú bình sẽ dẫn đến nhầm lẫn núm vú?
Các chuyên gia đã nói rằng cách tốt nhất để tránh's nhầm lẫn núm vú là đợi cho đến khi bé ngậm đúng cách khi bú mẹ trước khi cho bé bú bình. Đó là một quá trình có thể mất khoảng 4 đến 8 tuần. Đối với bình sữa, bác sĩ Wong-Bajandi cho biết hãy thử với một núm vú làm bằng silicone, một chất liệu giống với da người.
Có phải em bé uống sữa công thức không gắn kết với mẹ như em bé bú mẹ?
Một trong những điều tốt nhất của việc cho con bú là có sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con, do đó thúc đẩy và tăng cường mối liên kết của mẹ với bé. Vì vậy, khi một số bà mẹ lo lắng rằng việc chuyển sang bú bình có thể làm giảm hoặc tác động tiêu cực đến thời gian gắn kết quý giá đó là điều bình thường.
Tuy nhiên, sự gắn bó giữa mẹ và em bé không giảm khi sử dụng bình sữa. Sự gần gũi mẹ với bé là khi mẹ bế con, gần gũi và cho con ăn, dù bằng bú mẹ hay bú bình đều tạo nên nền tảng quan's trọng của sự gắn kết.
Nguồn sữa mẹ có giảm không nếu bé bú bình?
Lượng sữa mà cơ thể mẹ sản xuất phụ thuộc vào sự kích thích mà bé cung cấp, có nghĩa là, mẹ càng cho con bú nhiều, lượng sữa của mẹ càng cao. Nhưng nếu mẹ chọn chuyển sang cho bé bú bình thì có khiến cơ thể mẹ sản xuất ít sữa không?
Theo bác sỹ Wong-Bajandi điều này là có thể. Mẹ cho con bú do cung và cầu. Nếu có ít nhu cầu từ việc ngậm đầu ti mẹ vì em bé được cho uống sữa công thức thì sẽ có ít kích thích hơn, sau đó cung ít hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi mẹ quyết định chuyển sang bú bình, vẫn có một số phương pháp có thể thực hiện để duy trì nguồn sữa mẹ. Đầu tiên, mẹ có thể thử cho bé bú bình chỉ 1 hoặc 2 lần một tuần. Mẹ cũng có thể tiếp tục bơm sữa và lưu trữ sau đó để nguồn sữa mẹ không giảm ngay cả khi cho bé bú bình thường xuyên hơn.
Bình sữa có cần được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng không?
Những thứ như bình sữa và núm vú thì cần phải tiệt trùng trước khi cho bé sử dụng lần đầu tiên. Mẹ không cần phải khử trùng chúng sau mỗi lần sử dụng. Rửa tay's bằng xà phòng's là đủ và làm sạch chúng bằng hơi nước hoặc nước sôi ít nhất 1 lần mỗi ngày. Nhưng tiệt trùng là vô cùng quan's trọng nếu em bé vừa bị bệnh.
Một cách hiệu quả khác để đảm bảo các món ăn cho bé không có mầm bệnh nhất là đun sôi chúng trong khoảng năm phút.
Trung tâm kiểm soát và phòng's ngừa dịch bệnh (CDC) cũng khuyến khích cha mẹ sử dụng các chậu rửa chỉ được sử dụng để làm sạch các vật dụng cho ăn và khuyên không nên sử dụng khăn lau chén đĩa để lau khô vì nó có thể dẫn đến vi trùng lây sang chúng. Tốt hơn là để chúng tự khô.
Mẹ đừng quên làm sạch máy hút sữa và đọc hướng dẫn về cách rửa máy hút sữa chính xác nhất.
Chỉ có thể cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức?
Nghiên cứu đã chứng minh sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất và đầy đủ cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi. Lợi ích của việc này đối với mẹ và bé là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quyết định cho con ăn là sự lựa chọn của người mẹ và không nên đánh giá một người mẹ nếu cô ấy không cho con bú mẹ.
Kath khuyến khích các bà mẹ đừng sợ bổ sung sữa mẹ bằng sữa công thức. Trẻ có thể vừa bú mẹ vừa uống sữa công thức. Người mẹ cho bé bú bằng hình thức nào thì cũng cần có tâm lý và cơ thể thoải mái thì em bé mới đón nhận thức uống được tốt nhất.
Nguồn: Smartparenting
Nguồn: afamily .vn
0 Nhận xét