Rất nhiều ông bố, bà mẹ hai con đều có chung một nhận xét rằng con đầu lòng bao giờ cũng điềm đạm, thật thà, còn con thứ thường bạo dạn và có xu hướng nổi loạn hơn. Tuy nhiên, những quan's điểm này đều không có cơ sở khoa học. Gần đây, theo một nghiên cứu được đưa ra trong tạp chí khoa học PNAS (viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ), thứ tự sinh của các em bé không liên quan's đến tính cách bạo dạn của chúng.
Vì sao mọi người cho rằng con dạ bạo dạn hơn con so?
Rất nhiều người quan's niệm rằng thứ tự sinh em bé có ảnh hưởng đến tính cách của chúng. Suy nghĩ này được ủng hộ bởi nhà tâm thần học người Áo, cũng là người sáng lập ra tâm lý cá thể học – ông Alfred Adler. Ông cho rằng đây là một loại hiệu ứng của thứ tự sinh con. Những đứa trẻ lớn hơn trong gia đình có khuynh hướng mong muốn được cha mẹ thừa nhận, còn những đứa trẻ bé hơn lại có tính hướng ngoại, nổi loạn.
Năm 1998, nhà tâm lý học Frank Sulloway trong cuốn “Born to Rebel” ( Tạm dịch Nổi loạn bấm sinh) đã khẳng định thêm về khái niệm này. Ông cho rằng những đứa trẻ sinh trước thường hay an phận, những đứa trẻ sinh sau sẽ có xu hướng bạo dạn, mạo hiểm hơn.
Cho đến nay, từ các cuốn sách liên quan's đến nuôi dạy con, hướng dẫn lối sống… cho tới các hoạt động tư vấn kinh doanh, bói toán, tử vi đều ít nhiều dựa trên khái niệm này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khái niệm này thật sự có căn cứ.
Rất nhiều ông bố, bà mẹ hai con đều có chung một nhận xét rằng con đầu lòng bao giờ cũng điềm đạm, thật thà, còn con thứ thường bạo dạn và có xu hướng nổi loạn hơn. Tuy nhiên, những quan's điểm này đều không có cơ sở khoa học. Gần đây, theo một nghiên cứu được đưa ra trong tạp chí khoa học PNAS (viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ), thứ tự sinh của các em bé không liên quan's đến tính cách bạo dạn của chúng.
Thứ tự sinh con không liên quan's đến tính cách của trẻ
Để xác định tính chính xác của hiệu ứng thứ tự sinh, các nhà nghiên cứu đến từ viện nghiên cứu phát triển nhân's loại Max Planck ở Berlin đã phân tích dữ liệu thu được từ 84 nhà thám hiểm và 103 nhà hoạt động cách mạng. Họ muốn xác định xem những người này liệu có phải là con thứ trong gia đình.
Theo kết quả thu được, rất nhiều nhà thám hiểm và nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng không phải là con thứ trong gia đình. Ví dụ, nhà hàng hải người Ý Christopher Columbus là con cả trong một gia đình có 5 anh em. Người đầu tiên trên thế giới chinh phục đỉnh núi Everest – Ông Edmund Hillary người New Zealand, có một chị gái và em trai. Nhà cách mạng người nổi tiếng Argentina - Che Guevara là anh cả của 4 người em.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng phân tích dữ liệu của 1057 cặp anh chị em tham gia nghiên cứu rủi ro Basel-Berlin, cùng dữ liệu của 11000 gia đình được cung cấp bởi viện nghiên cứu kinh tế xã hội Đức. Kết quả cho thấy, không có hiệu ứng thứ tự sinh. Tính cách mạo hiểm của con thứ không liên quan's tới thứ tự sinh sau.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng gây nghi ngờ trong giới học giả. Ví dụ như, nghiên cứu này chủ yếu dựa trên số liệu của các gia đình giàu có ở phương Tây, không thể đại diện cho tất cả.
Cũng có những nhà tâm lý học cho rằng, thứ tự sinh không liên quan's tới tính cách của đứa trẻ, nhưng chúng bị ảnh hưởng bởi cách đối xử của cha mẹ, các anh chị em trong gia đình, và cách chúng nhìn nhận về thứ tự sinh. Ví dụ, con đầu lòng luôn đảm nhiệm là anh cả, chị cả nên tính cách quyết đoán, có tránh's nhiệm hơn.
Qua bài báo này chúng ta có thể thấy, rất nhiều yếu tố tác động tới tính cách của trẻ như môi trường, gia đình, xã hội… Các bậc cha mẹ cần tùy thuộc vào tâm lý của trẻ để áp dụng các phương pháp giáo dục's khác nhau, giúp trẻ trưởng thành một cách tốt nhất.
Theo Sohu – Trung Quốc
Nguồn: afamily .vn
0 Nhận xét