Giải mã chiêu tránh sàm sỡ của loài mực cái cao tay

Giải mã chiêu tránh sàm sỡ của loài mực cái cao tay

Những con mực cái của loài Doryteuthis opalescens có chiêu thức chống "sàm sỡ" cực kỳ hiệu quả trước những tên mực đực muốn tấn công.





Cũng giống như những người anh em họ hàng của mình, mực opalescent, sống ở phía đông của Thái Bình Dương có những tế bào có thể đổi màu để ngụy trang và để liên lạc với nhau.





Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học California, Santa Barbara (UCSB) đã phát hiện ra rằng loài mực opalescent có những tế bào để tạo thành dải vân óng ánh dưới vây.











Giai ma chieu tranh


Mực cái Doryteuthis opalescens có dải vân trắng trông khá giống tinh hoàn của mực đực. 









Theo Daniel DeMartini, nghiên cứu sinh tiến sỹ thuộc trường đại học UCSB thì những dải vân này chỉ có ở con cái. Nguyên nhân's là vì chúng có tế bào iridocytes-loại tế bào tạo ra dải vân óng ánh. Những dải vân này kết hợp với các protein có thể thay đổi theo ánh sáng có tên reflectin khiến chúng càng sáng hơn.







Mời quý vị xem video: Kỳ thú những động vật biết dùng mưu kế











Khi những vân màu này nổi, trên cơ thể mực đồng thời nổi cả mảng màu trắng, do các tế bào leucophore chỉ tạo ra màu trắng tạo thành. Chính mảng trắng này khiến lũ mực đực nhầm tưởng là tinh hoàn. Đây chính là chiêu bài được mực cái sử dụng để tránh's những tên mực đực hung hăng.




Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng ddooise màu của các tế bào nhằm tìm ra một mẫu quan'sg học thích ứng có cảm ứng từ sinh học.





Nguồn: kienthuc .net.vn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét